Thần đồng quyền pháp gồm có 36 động tác được lồng trong 10 câu thiệu.
![]() |
Hình minh họa |
1. Thủ bái thần đồng
2. Ngư ông trì thế
3. Sổ bộ xi phong
4. Hoành khai tả tọa thái công
5. Phát hồi địa hổ
6. Đả song phi chích phụng đơn hành
7. Đản tả, đả tả
8. Đản hữu, đả hữu
9. Phi nhất bộ thần đồng chấp thủ
10. Lưỡng biên lập như tiền.
BÁI TỔ
Đứng chuẩn bị tại O trên đồ thị, hai chân dụm sát nhau, mắt nhìn thẳng, tay đưa ra trước thực hành động tác bái tổ.
Bái tổ trước và sau khi đi bài hoặc tập chân quyền để tỏ sự cung kính và nhớ ơn những bậc tổ sư đã sáng tạo những kỹ thuật mà chúng ta may mắn thụ hưởng.
THỦ BÁI THẦN ĐỒNG
1. Bái tổ xong nhảy dang chân sang hai bên tấn Trung Bình, mắt nhìn hướng D, bàn tay phải nắm chặt úp trong nắm tay trái, bàn tay nầy xòe thẳng nhưng các ngón tay khít nhau, mũi bàn tay xéo 45 độ về bên phải, hai cánh tay xuôn theo một góc 45 độ. Nắm tay cao ngang huyệt Nhân Trung (dưới chót mũi) (hình 106)
2. Nắm tay phải mở ra, hai bàn tay cùng xoay từ trên xuống và thành vòng, khi đến khởi điểm hai bàn tay đều mở ngửa, các ngón tay khít nhau, hai lưỡi bàn tay khít nhau. Xong rút cả hai nắm tay về để ngửa hai bên hông.
3. Hai bàn tay xoè đưa lên trước mặt, lòng hai bàn tay khít nhau, cả hai cánh tay từ cổ tay đến cùi chỏ (hình 107A)
4. Lật ngửa cả hai bàn tay về phía ngoài, gạt sang hai bên thẳng hàng với hai vai. Trong khi gạt hai bàn tay vẫn giữ y độ cao (hình 107B)
5. Khép hai bàn tay về trước như lúc đầu (gạt sang hai bên cũng như khép về vị trí ban đầu đều dùng sức) (hình 107A)
6. Hai bàn tay gạt sang hai bên như động tác số 107B trên.
7. Khép hai bàn tay về vị trí trước mặt như động tác 107A
8. Đỡ sang hai bên như động tác số 107B
9. Hai bàn tay úp xuống trước bụng, hai cánh tay trèo nhau, bàn tay trái vẫn xòe và trên bàn tay phải. Động tác nầy làm mau. Trong các động tác mắt nhìn về hướng trước, tức hướng đỡ hay tấn công (hình 108A)
10. Hai bàn tay cùng gạt sang hai bên (bộ mộc), khoảng cách giữa hai bàn tay bằng vai. Hai cánh tay, từ cùi chỏ trở ra vẫn song song với mặt đất (hình 108B). Rút tay về để ngửa hai bên hông (hình 109).
11. Chân phải bước lên hướng D tấn Trung Bình, hai bàn tay từ vị trí thế đỡ trên đem lên chân trước mặt, hai lưỡi bàn tay đưa ra ngoài, sống bàn tay quay vào mặt. Khoảng cách giữa hai bàn tay bằng vai, hai cánh tay song song nhau (hình 110A)
PHÂN THẾ CÂU THIỆU THỨ NHẤT
1. Động tác bái tổ: khi địch thủ đấm tới, tay trái ta chận, hay nắm bắt lấy nắm tay đối thủ đồng thời nắm tay phải ta đấm vào huyệt dưới cổ tay đối thủ, chỗ đầu gân cổ tay, mặt trong.
2. Đối thủ nhanh quá rút tay về, ta cũng thu hai nắm tay về để ngửa hai bên hông.
3. Hắn lại đấm tới, ta dùng hai cạnh lưỡi bàn tay chặt vào hai bên cổ tay hắn. Động tác nầy có thể dùng hai cổ tay ngoài để đỡ cú đấm. Nhưng hắn cũng nhanh tay thu quyền về.
4. Hai đối thủ thứ nhì và ba ở hai bên trái, phải cùng lúc tấn công vào trái phải ta bằng hai quả đấm. Tay ta đang ở thế chặt tay đối thủ thứ nhất gạt sang hai bên đỡ hai đòn.
5. Đối thủ thứ nhất trước mặt lại công, ta dùng lưỡi bàn tay phá đòn hắn như lần thứ nhì hắn công ta làm hắn phải rút tay về.
6. Nhưng hai đối thủ hai bên lại đồng loạt tấn công bằng hai cú đá. Ta cũng gạt như trước.
7. Đối thủ trước mặt lại đấm tới, ta đem hait ay về đỡ như lần trước làm hắn phải rút tay về.
8. Hai đối thủ hai bên lại cùng lúc tấn công thật mạnh bằng hai quả đấm, ta đem hết sức vào hai tay đỡ bật sang hai bên làm hai tên bị xoay đi mấy vòng, tay chúng thấy đau nhức ê ẩm.
9. Đối thủ trước mặt thấy ta dùng sức với hai đồng bọn ở hai bên nên tấn công ta một cước, ta chụp hai tay tréo nhau về trước đè chân hắn xuống.
10. Bàn tay mặt ta móc cổ chân hắn gạt sang bên phải làm hắn mất thăng bằng.
11. Chân phải bước lên hướng D tấn Trung Bình, hai bàn tay từ vị trí thế đỡ trên đem lên chân trước mặt, hai lưỡi bàn tay đưa ra ngoài, sống bàn tay quay vào mặt. Khoảng cách giữa hai bàn tay bằng vai, hai cánh tay song song nhau (hình 110A)
PHÂN THẾ CÂU THIỆU THỨ NHẤT
1. Động tác bái tổ: khi địch thủ đấm tới, tay trái ta chận, hay nắm bắt lấy nắm tay đối thủ đồng thời nắm tay phải ta đấm vào huyệt dưới cổ tay đối thủ, chỗ đầu gân cổ tay, mặt trong.
2. Đối thủ nhanh quá rút tay về, ta cũng thu hai nắm tay về để ngửa hai bên hông.
3. Hắn lại đấm tới, ta dùng hai cạnh lưỡi bàn tay chặt vào hai bên cổ tay hắn. Động tác nầy có thể dùng hai cổ tay ngoài để đỡ cú đấm. Nhưng hắn cũng nhanh tay thu quyền về.
4. Hai đối thủ thứ nhì và ba ở hai bên trái, phải cùng lúc tấn công vào trái phải ta bằng hai quả đấm. Tay ta đang ở thế chặt tay đối thủ thứ nhất gạt sang hai bên đỡ hai đòn.
5. Đối thủ thứ nhất trước mặt lại công, ta dùng lưỡi bàn tay phá đòn hắn như lần thứ nhì hắn công ta làm hắn phải rút tay về.
6. Nhưng hai đối thủ hai bên lại đồng loạt tấn công bằng hai cú đá. Ta cũng gạt như trước.
7. Đối thủ trước mặt lại đấm tới, ta đem hait ay về đỡ như lần trước làm hắn phải rút tay về.
8. Hai đối thủ hai bên lại cùng lúc tấn công thật mạnh bằng hai quả đấm, ta đem hết sức vào hai tay đỡ bật sang hai bên làm hai tên bị xoay đi mấy vòng, tay chúng thấy đau nhức ê ẩm.
9. Đối thủ trước mặt thấy ta dùng sức với hai đồng bọn ở hai bên nên tấn công ta một cước, ta chụp hai tay tréo nhau về trước đè chân hắn xuống.
10. Bàn tay mặt ta móc cổ chân hắn gạt sang bên phải làm hắn mất thăng bằng.
COMMENTS